• Twitter
  • Facebook
  • Google+
  • Instagram
  • Youtube

GIỚI THIỆU

Đề án "TỰ GIÁO DỤC"


CƠ SỞ LÝ LUẬN

- "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

- Mục đích của giáo dục là phục vụ con người, giúp mọi người có được nhận thức đúng đắn về giá trị, quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong đời sống xã hội.

- Trong tất cả các phương thức giáo dục, Tự Giáo Dục là con đường tốt nhất để phát triển và hoàn thiện bản thân cũng như khai thác tối đa tài năng của mỗi người.

MÔ THỨC PHÁT TRIỂN

Deepak Bhagya

NGUỒN CẢM HỨNG

- Tự Giáo Dục là con đường của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ông cũng đã dạy các đệ tử rằng: "Hãy tự đốt đuốc lên mà đi".

- Tự Giáo Dục cũng là con đường của Đức Chúa Jesus(Giê-su).
- Những thành tựu của Albert Einstein cũng là nhờ sự say mê tìm tòi và nghiên cứu.
- Ngay cả Sam Walton(Wal Mart), Bill Gates(Microsoft), Steve Jobs(Apple), Mark Zuckerberg(Facenook), v.v ... đều tự tìm con đường riêng cho mình.
- "Khi người học trò đã sẵn sàng, người Thầy sẽ xuất hiện" - Ngạn ngữ
- "Người thầy tốt nhất là chính mình" - Tự giáo dục

ĐỊNH HƯỚNG

Tự giáo dục để nâng cao năng lực bản thân


Bên Trong

  • Tâm Trí(IQ)

    Logic Trí tuệ

    Tâm Trí(phần lý trí hay ý thức) là hoạt động bên ngoài(bề mặt) của thế giới nội tâm, chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và phản hồi với thế giới bên ngoài thông qua hệ thống cảm quan của con người.

    - Có khả năng nhận dạng, phân biệt, lựa chọn, tổng hợp và sắp xếp, phân tích và diễn dịch các luồng thông tin mà nó ghi nhận được.

    - Việc định hướng cho Tâm Trí luôn tìm kiếm sự thật, lòng tốt và cái đẹp là vô cùng quan trọng.

  • Tâm Hồn(EQ)

    Cảm xúc Yêu thương

    Là trạng thái tâm lý của con người được biểu lộ qua các hành vi: vui mừng, giận dữ, lo lắng, suy tư, buồn rầu, sợ hãi, yêu thương, thù ghét, ham muốn, biết ơn.

    - Năng lực cảm xúc là yếu tố quyết định sự thành công trong giao tiếp, trong mối quan hệ và khả năng lãnh đạo của mỗi người.

    - Con người có thể quản lý được cảm xúc của mình khi chúng ta thực sự hiểu nó.

  • Tâm Linh(SQ)

    Khả năng Tự nhận thức

    Trí tuệ Tâm linh là khả năng tự nhận thức về Bản thể, Tiêm năng thuần khiết và Mục đích cuộc đời của mỗi người, từ đó phát triển bản thân hài hòa với các quy luật tự nhiên.

    - Nhà triết học người Pháp Teilhard de Chardin đã từng nói: "Chúng ta là những thực thể tâm linh có trải nghiệm con người".

    - Trong cuốn "Sức Mạnh Của Trí Tuệ Tâm Linh" Tony Buzan đã nói: "Trí tuệ Tâm linh là dạng trí thông minh quan trọng nhất, có sức mạnh chuyển hóa cuộc đời, thay đổi xã hội, thế giới và tiến trình lịch sử".

    - "Trên thực tế, chúng ta chính là thần thánh ngụy trang và Chúa Trời phôi thai trong chúng ta đang đòi hỏi được hiện nguyên hình." Trí tuệ Tâm linh giúp chúng ta khai thác được tối đa sức mạnh và tài năng tiềm ẩn bên trong.

Bên Ngoài

  • Thói Quen

    Phản xạ có điều kiện (xây dựng)

    Là những hành vi được lặp đi lặp lại vô thức trong cuộc sống hàng ngày.

    - Thói quen có hai dạng: Cá nhân và Tập thể(nếp sống, phong tục, tập quán, văn hóa...). Trong đó thói quen cá nhân được hình thành trong quá trình sinh sống và làm việc.

    - Để xây dựng văn hóa tập thể chúng ta phải bắt đầu với việc xây dựng thói quen cá nhân. Việc xây dựng thói quen cá nhân phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của mỗi người.

  • Kỹ Năng

    Năng lực thực thi (rèn luyện)

    Là khả năng làm một việc gì đó một cách thuần thục, nhuần nhuyễn

    - Kỹ năng có 2 dạng: Kỹ năng cứng và Kỹ năng mềm. Trong đó Kỹ Năng Cứng là chuyên môn - nghiệp vụ của một người(sử dụng trong công việc), Kỹ Năng Mềm được sử dụng hàng ngày để kết nối và tương tác với cộng đồng.

    - Việc phát triển cả hai loại kỹ năng này là vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

  • Tài Năng

    Năng lực xuất chúng (phát triển)

    Là khả năng thực hiện xuất sắc một việc gì đó mà người khác không thể bắt chước và không thể dạy lại được.

    - Tài năng mang đặc thù cá nhân và cũng có hai dạng: Tài năng thiên bẩm(bẩm sinh), dạng thứ hai do khổ luyện mà thành. Cả Cristiano Ronaldo và Lionel Messi đều là tài năng bóng đá xuất chúng, Trong khi Ronaldo nhờ nỗ lực tập luyện mà thành, còn Messi lại mang những tố chất thiên bẩm.

    - Buckminster Fuller đã từng nói: Mọi đứa trẻ khi sinh ra đều có tài năng thiên phú; nhưng đáng tiếc là 9.999 trong số 10.000 đứa trẻ đó đều đánh mất tài năng của bản thân một cách mau chóng khi chúng trưởng thành.

    - Nhiệm vụ tối thượng của mỗi người là khai thác tối đa tài năng của mình để phục vụ cộng đồng, đó nên là sứ mệnh và là mục đích sống của mỗi người.

Những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển con người

sắc
Hình tướng
Thọ
Cảm thọ
Tưởng
Tưởng tượng
Hành
Hành động
Thức
Nhận Thức
Pháp
Phương Pháp

HOẠT ĐỘNG

Cập nhật tin tức tiến độ


Monday, September 21, 2015

Ta là sản phẩm của chính mình

(TBKTSG) - Định nghĩa lại sự học luôn là khởi nguồn cho mọi cuộc cách mạng về giáo dục. Do đó, điều quan trọng nhất hiện nay là nỗ lực tạo nhận thức cho người học để mỗi người hiểu rằng, họ mới chính là “ông chủ” của quá trình giáo dục, là “nhà quản trị” sự học của bản thân, với tâm thế: “Ta là sản phẩm của chính mình!”.




Thêm một góc nhìn về giáo dục

Con người là sản phẩm của giáo dục. Hệ thống giáo dục bao gồm nhiều nhân tố, từ chính sách của nhà nước, đến nhà trường, nhà giáo... và gần gũi nhất là từ gia đình và các tác nhân ngoài xã hội.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đồng thời với quá trình chịu tác động của hệ thống giáo dục này, con người còn là “sản phẩm” của chính mình, của một quá trình “giáo dục tự thân”. Nghĩa là, người học vừa là nguyên liệu, vừa là sản phẩm và cũng lại là trung tâm của cả quá trình giáo dục. Người học cần phải biết nắm lấy sự chủ động cao nhất trong toàn bộ quá trình này. Và mọi sự đổi thay, mọi sự cải cách hay mọi cuộc cách mạng về giáo dục đều bắt đầu từ sự học, chính xác là bắt đầu từ “cách mạng sự học” của bản thân mỗi người.

Một số người vẫn bảo rằng, rất nhiều người trong số chúng ta là những sản phẩm bị “lỗi” của nền giáo dục Việt Nam. Nhưng có một thực tế khác: đâu phải tất cả những ai thụ hưởng nền giáo dục trong nước đều bị “lỗi”. Vẫn có rất nhiều người thành nhân và thành tài mà chưa hề thụ hưởng một nền giáo dục nào khác ngoài những điều đã được học, được dạy trong nhà trường Việt Nam. Tìm hiểu những kinh nghiệm của họ, sẽ rất dễ nhận ra, điểm khác nhau chính là ở nhận thức về sự học và quá trình tự học, tự rèn luyện, tự thân vận động của họ.

Phải chăng, đã đến lúc người học cần ý thức được vai trò “làm chủ” của mình trong toàn bộ quá trình giáo dục - mà ở đó mọi tác nhân khác như nhà nước, nhà trường hay nhà giáo... chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung và cung cấp thông tin, kiến thức cho người học để họ tự hoàn thành mục tiêu học tập của chính mình?

Sự học bắt đầu từ khát vọng

Sự học của dân tộc bắt đầu từ khát vọng quốc gia. Sự học của tổ chức bắt đầu từ hoài bão và sứ mệnh chung mà tổ chức đó theo đuổi. Sự học của bản thân sẽ bắt đầu từ lẽ sống của chính cuộc đời mình. Đồng thời, sự học của bản thân mỗi người cũng thường chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự học chung của môi trường xung quanh (quốc gia, cơ quan, gia đình, bạn bè...).

Hàng trăm năm trước, nước Nhật đã thực hiện cuộc Duy Tân Minh Trị, trong đó có chủ trương “Hòa thần Dương khí” (Tinh thần Nhật Bản, Tinh hoa phương Tây) nhằm đưa tất cả những quyển sách quý nhất của thế giới trong hầu hết các lĩnh vực đến với mọi người dân. Những tinh hoa tri thức của loài người đã phủ đều lên khắp nước Nhật với nhiều triệu bản in của mỗi tựa sách đã được phát hành. 

Người Nhật, trước đó, không hẳn là một dân tộc mê đọc sách, cũng không phải là một dân tộc sính ngoại, nhưng khát khao vươn mình, khát vọng đua tranh cùng phương Tây đã làm cho họ hiểu và tin rằng, sự học và tiếp nhận tinh hoa tri thức của phương Tây chính là con đường ngắn nhất và khôn ngoan nhất giúp họ có đủ năng lượng để thành công trong cuộc đua tranh này.

Và chính khát vọng mãnh liệt của dân tộc đã hun đúc cho hàng triệu công dân của đất nước mặt trời mọc, đã thổi bùng một niềm tin, một động lực ghê gớm, để mỗi ngày, họ dốc sức cho sự học, cho việc tiếp thu tri thức và văn minh của loài người, cho sự phát triển của bản thân, cho sự phồn thịnh của quốc gia.

Quả thật, một quốc gia chỉ có thể hùng mạnh khi chia sẻ được nhiều giá trị với thế giới. Điều này đòi hỏi quốc gia ấy phải có nhiều con người có khát vọng và có khả năng tạo ra những giá trị đẳng cấp toàn cầu thông qua việc cung cấp các “sản phẩm” của mình cho “thị trường” toàn cầu.

Những thách thức mới của thời đại mới đặt Việt Nam vào tình thế cần có nhiều hơn những doanh nhân tạo ra được những sản phẩm cho thế giới dùng, những nhà văn viết ra được những quyển sách cho thế giới đọc, những nhạc sĩ sáng tác ra được những bản nhạc cho thế giới nghe, những họa sĩ vẽ ra được những bức tranh cho thế giới xem, những nhà khoa học đưa ra được những phát kiến cho thế giới ứng dụng... Cần có nhiều hơn những con người có khả năng sống một cách đàng hoàng và làm việc thành công ở bất cứ môi trường nào trên thế giới.

Học - chính là con đường để tạo ra những con người mới cho xã hội tương lai. Những con người mới cần có khát vọng mới và lẽ sống mới mang tên “ta là ai trên thế gian này?” và “ta sẽ dùng cuộc đời mình vào việc gì?”. Và những con người mới này, cũng cần có một hệ giá trị mới, hệ giá trị phù hợp với bối cảnh “loài người sống chung”.

Khát vọng thay đổi thế giới, định vị lại hình ảnh quốc gia, tạo dựng vị trí cho tập thể, hay đơn giản hơn là khẳng định bản thân mình, luôn là những động lực, những tác nhân tạo ra sức mạnh lớn lao cho việc học của mỗi người.

Sẽ mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục. Nhưng một cuộc cách mạng về việc học của mỗi người có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mình.

2W1H và định nghĩa lại sự học

Trong một báo cáo toàn cầu về giáo dục, UNESCO đã đưa ra mục tiêu của việc học dành cho mỗi người: học để hiểu biết, học để làm việc, học để làm người và học để chung sống (trong bối cảnh loài người sống chung). Chúng ta cũng có thể có một cách hiểu, một cách diễn đạt khác về mục tiêu của sự học dành cho mỗi cá nhân, đó là: học làm người, học làm việc và học làm dân. Bên cạnh mục tiêu về sự học của cá nhân, chúng ta cũng đã được biết mục tiêu về giáo dục của quốc gia được thừa nhận rộng rãi trên khắp thế giới, đó là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài.

Sẽ mất rất nhiều năm để có thể tạo ra một cuộc cách mạng về giáo dục. Nhưng một cuộc cách mạng về việc học của mỗi người có thể diễn ra một cách rất nhanh chóng, chỉ bằng sự chủ động và quyết tâm của chính bản thân mình.

Những mục tiêu này sẽ được giải quyết một cách thấu đáo bằng phương pháp luận cơ bản mà chúng tôi gọi là: “Nguyên tắc giải quyết vấn đề: 2W1H”. Cụ thể, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa thực sự của từng tiết học, buổi học, môn học, lớp học, khóa học, cấp học, bậc học... với hệ thống câu hỏi: “Why - Tại sao học, học để làm gì?” (mục tiêu học); “What - Học cái gì để đạt được mục tiêu đó?” (nội dung học) và “How - Học như thế nào?” (phương pháp học).

Hãy bắt đầu bằng một ví dụ cụ thể, học để “làm việc”: Một sinh viên bước chân vào khoa điện của một trường đại học. Có thể hình dung rất nhiều “kịch bản tương lai” của người sinh viên đó từ ngưỡng cửa này: “Lấy được tấm bằng kỹ sư điện, nhưng không biết gì về điện”; “Chẳng lấy được tấm bằng nào nhưng lại là một chuyên gia giỏi về điện do suốt ngày tự nghiên cứu và thực hành trong thực tế mà bỏ lơ sách vở ở trường”; “Vừa có bằng kỹ sư hẳn hoi mà lại rất giỏi nghề”. Chỉ có người sinh viên này, chứ không ai khác, mới có thể quyết định tương lai của chính mình bằng việc hiểu rõ động cơ thực sự bên trong của mình trong suốt quá trình đào luyện này.

Qua đó, ta dễ thấy rằng, tất cả những môn học, những lớp học... và thậm chí cả hệ thống giáo dục, đều có thể được định nghĩa lại bằng 2W1H. Không chỉ định nghĩa lại từ cấp vĩ mô mà còn từ bản thân mỗi người học, không chỉ định nghĩa lại từ cả một đời học mà còn từ mỗi tiết học...

Từ những “mổ xẻ” trên, chúng ta tin rằng: chỉ có học thực, mới có năng lực thực; chỉ có năng lực thực, mới có thể làm thực; chỉ có làm thực, mới có thể tạo ra giá trị thực; chỉ có tạo ra giá trị thực, mới có thể sống thực. Tất cả, bắt đầu từ thực học. Và mỗi người sẽ có thể “thực học” thông qua việc “làm chủ” quá trình giáo dục và quá trình tự học của chính mình bằng “công nghệ quản trị sự học 2W1H”.

Như vậy, rõ ràng, việc tham gia quá trình học đang đổi ngôi. Người học - “ông chủ”, hay “nhà quản trị” - mới chính là người quyết định vì sao mình học, từ đó chuyển tải thành nội dung và cách thức để họ có thể đạt đến mục tiêu học tập một cách hiệu quả nhất.

Cách mạng sự học là nền tảng cho niềm tin giáo dục

Bất kỳ một nền giáo dục nào cũng cần có sự cải tổ, đổi mới liên tục để ngày một hoàn thiện hơn. Vai trò của nhà nước, nhà trường, nhà giáo và các bậc thức giả trong xã hội trong quá trình này là quan trọng hàng đầu. 

Tuy nhiên, để có thể bảo đảm cho sự thành công, bất kể trong bối cảnh nào, bất kể trong nền giáo dục nào, thì chúng ta phải bắt đầu từ việc học và người học phải luôn biết cách nắm lấy thế chủ động trong suốt quá trình giáo dục để tự đào luyện mình bằng một cuộc “cách mạng về việc học” của cá nhân. 

Ta là sản phẩm của chính mình. Khi hiểu được rằng “ta cũng là sản phẩm của chính mình”, thì cuộc “cách mạng về việc học” càng làm cho ta có thêm thật nhiều “niềm tin vào giáo dục”. Có niềm tin vào việc học, có niềm tin vào giáo dục, thì sẽ có niềm tin vào tất cả! Đó là tiền đề, cũng là cơ sở cho mọi thành công của chính mình và của cả xã hội trên con đường dài phía trước.

Theo Giản Tư Trung / Thời báo Kinh Tế Sài Gòn

Học để làm gì?

Trọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học.


Với việc học, có ba câu hỏi tối quan trọng cần phải trả lời: “Học cái gì?”, “Học thế nào” và “Học để làm gì?”. Trong số ba câu hỏi này theo tôi, “Học để làm gì?” là quan trọng nhất, vì nếu trả lời được câu hỏi này thì hai câu còn lại sẽ tự động có đáp án.

Tự học, tự giáo dục như thế nào?

Hình thành, phát triển và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học (KNTH) cho học sinh (HS) đòi hỏi một quá trình lâu dài, kiên trì, thường xuyên. Trong đó, giáo viên (GV) phải là người tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra HS tự học; HS phải chủ động, tích cực, tự giác và kiên trì luyện tập. 

Chỉ khi nào TH trở thành thói quen và niềm đam mê của HS thì việc TH mới đem lại hiệu quả thực sự. Ðể hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Nhân Dân cuối tuần đã phỏng vấn TS. Nguyễn Thị Thế Bình (ÐH Sư phạm Hà Nội), đang làm chủ nhiệm một đề tài cấp Bộ về vấn đề tự học của HS phổ thông.

PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN

Xây dựng nền tảng


Giáo dục Gia Đình

Là nền tảng quan trọng nhất quyết định sự thành bại của tất cả mọi phương thức giáo dục sau này. Nhưng thực tế chúng ta đang dành quá ít thậm chí là không quan tâm đến nền tảng giáo dục này.

Giáo dục Xã hội

Nếu ví Giáo dục Gia đình và Giáo dục Nhà trường là nơi dạy lý thuyết, thì Giáo dục Xã hội là nơi dạy con người cách hành động. Mọi lý thuyết sẽ được kiểm chứng ở đây.

Giáo dục Nhà trường

Là nơi dạy cho chúng ta biết đọc, biết viết, biết làm toán, biết nghề nghiệp... Nhưng trên thực tế chúng ta đang đẩy toàn bộ trách nhiệm giáo dục cho Nhà trường, điều này là hết sức vô lý.

Tâm Hồn

Một vài nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng EQ - Cảm xúc của một con người quyết định tới 75% thành tựu trong cuộc đời của người đó. Tâm tư tình cảm, sự yêu thương là nền tảng để phát triển một con người hoàn thiện.

Tâm Linh

Tín ngưỡng tâm linh là vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Phần lớn chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ tín ngưỡng, mà chưa có sự thấu hiểu sâu sắc về đời sống tâm linh.

Tâm Trí

Tâm trí là năng lực suy nghĩ của con người, có khả năng suy lý và quy nạp, phân tích và diễn dịch,... đó không phải tất cả cuộc sống, đó chỉ là sự hỗ trợ cho cuộc sống của chúng ta.

Ý kiến phản hồi

Hãy cùng nhau xây dựng một nền giáo dục hiệu quả, tất cả vì tương lai của nhân loại


Địa chỉ

Học Viện IDEAS: Tòa Nhà Indochina, 72 Bạch Đằng, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng, Việt Nam

Điện thoại:

0968.933.279 (Mr.Duong)

Email:

tugiaoduc.ideas@gmail.com